Cần trang bị gì cho tủ thuốc gia đình của bạn?
1. Thuốc hạ sốt và giảm đau:
Bạn nên chuẩn bị sẵn một ít thuốc paracetamol 500mg, 325mg cho người lớn. Đối với trẻ em, bạn có thể mua và dự trữ sẵn paracetamol hàm lượng 80mg, 150mg và 250mg dạng uống hoặc đặt hậu môn.
Khi sử dụng thuốc hạ sốt, các lần dùng nên cách nhau khoảng 4-6 giờ (dùng quá liều có thể gây ngộ độc).
2. Thuốc bổ và vitamin tổng hợp
Bạn có thể dự trữ các loại vitamin tổng hợp hoặc viên uống, hoặc viên ngậm và các loại thuốc bồi bổ cơ thể, bồi bổ trí lực, tăng cường miễn dịch...
3. Thuộc trị da liễu và chống dị ứng
Gồm các loại thuốc bôi, thuốc uống chữa trị các bệnh ngoài da, hoặc phòng chống di ứng, con trùng cắn đốt. Thuốc trị mẩn ngứa hoặc mề đay cấp tính, hoặc trường hợp dị ứng thực phẩm, hải sản... Các loại thuốc trị bỏng dạng kem bôi hoặc dạng xịt. Sử dụng khi bị bỏng nhẹ giúp vết bỏng không bị phồng rộp.
4. Thuốc sát trùng và nước muối sinh lý
Hãy dự trữ cồn y tế, oxy già để vệ sinh vết thương. Bên cạnh đó, nước muối sinh lý dùng để rửa tai, mắt mũi...
5. Cặp nhiệt độ và máy do huyết áp
Để theo dõi tình hình sức khỏe trẻ em những ngày nóng sốt, để kịp thời xử lý trong những trường hợp khẩn cấp. Đối với người lớn, nhất là những người bước qua tuổi trung niên, luôn cần theo dõi huyết áp để phòng ngừa đột quỵ hoặc bệnh tim mạch.
6. Bông gạc, bông y tế và đệm chườm
Dùng băng bó vết thương, cầm máu, ngăn bụi bẩn dẫn đến biến chứng hoặc nhiễm trùng. Kết hợp với thuốc sát trùng để vệ sinh vết thương ngoài da. Đệm chườm dùng để giảm sốt, giảm đau tức thời.
7. Các loại dụng cụ y tế
Hãy luôn chuẩn bị một cây kéo sạch để cắt bông băng, nhíp gắp để lấy các vật thể, hoặc thay đôi tay giữ bông băng. Các loại móc để cố định băng gạc, các loại kim tiêm vô trùng, găng tay y tế... để sử dụng khi cần thiết.
8. Sổ tay kỹ năng cứu thương
Các kỹ năng sơ cấp cứu trong sổ tay này sẽ rất hữu ích cho bạn trong những trường hợp cấp thiết.
Theo Chanthaison.com
Mời bạn đọc tham khảo một số mẫu tủ thuốc gia đình Thái Sơn tại www.chanthaison.com